TỔNG QUAN VỀ CÁC XÉT NGHIỆM TRƯỚC KHI SINH (phần 4)

   
Phần tiếp theo của loạt bài Tổng quan xét nghiệm trước sinh cung cấp thông tin cơ bản và biểu đồ thời gian của các xét nghiệm thường quy mà thai phụ nên tiến hành trong quá trình mang thai.

Các xét nghiệm thường quy mà bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng nên thực hiện trong thai kỳ:

 

  • Trong lần thăm khám đầu tiên:

Trong lần thăm khám đầu tiên của thai kỳ, bạn nên được kiểm tra tổng quát cơ thể, bao gồm cả khám phụ khoa và trực tràng để kiểm tra những bất thường có thể xảy ra. Bạn có thể phải xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra protein, nồng độ đường hoặc những dấu hiệu nhiễm trùng.

Xét nghiệm máu:

  • Nhóm máu và yếu tố Rh: Nếu máu của người mẹ là Rh (-) và người cha là Rh (+) thì các kháng thể của cơ thể mẹ có thể gây phản ứng phản vệ nguy hiểm cho thai nhi.
  • Thiếu máu (số lượng tế bào hồng cầu thấp).
  • Viêm gan B, giang mai và HIV.
  • Miễn dịch đối với bệnh sởi Đức (rubella) và bệnh thủy đậu (varicella) hay không?
  • Xơ nang.

Xét nghiệm cổ tử cung có thể phát hiện:

  • Các bệnh lây truyền qua đường TD như chlamydia và bệnh lậu
  • Các thay đổi có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung

Siêu âm 

Có hai thời điểm siêu âm quan trọng mà phụ nữ mang thai không nên bỏ qua, lần thứ nhất trong ba tháng đầu tiên và lần thứ hai vào khoảng tuần thứ 18 đến 20 trong thai kỳ.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên siêu âm nhằm mục đích xác nhận tình trạng mang thai, tuổi thai là bao nhiêu, số lượng thai, có chửa ngoài dạ con hay không và kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Ở tuần 18 – 22 của thai kỳ, siêu âm siêu nhằm kiểm tra tình trạng của thai nhi trong tử cung bao gồm:

  • thai nhi có phát triển bình thường hay không
  • Ngày sinh nở dự kiến
  • Ghi lại nhịp tim và nhịp thở của thai nhi
  • Các bất thường có thể ảnh hưởng trong thời gian mang thai và sinh nở.
  • Lượng nước ối có đủ cho sự phát triển của bé trong tử cung người mẹ hay không
  • Vị trí nhau thai ở cuối thai kỳ (có cản trở quá trình sinh nở hay không)
  • Các khuyết tật cấu trúc như: nứt đốt sống, thiếu não, dị tật tim bẩm sinh , dị tật đường tiêu hóa và thận, sứt môi, hở hàm ếch.

Phụ nữ mang thai được chuẩn đoán thuộc nhóm có nguy cơ rủi ro cao thông qua các xét nghiệm khác cần siêu âm lặp lại nhiều lần với thiết bị tinh vi hơn như siêu âm 3 chiều (3D) nhằm theo dõi tình trạng của bé một cách chính xác nhất.

Phần lớn phụ nữ tiến hành siêu âm ít nhất một lần khi mang thai. Một số thai phụ được siêu âm nhiều lần trong khi số khác không thực hiện siêu âm lần nào. Cho đến nay siêu âm được cho là an toàn cho cả người mẹ và em bé. Hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn của bạn để nhận được lời khuyên chính xác về vấn đề này.

(còn tiếp)

BGCC Team

Thành viên
Hỗ trợ trực tuyến
Video