Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng con em mình phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, bởi vậy tâm lý lo lắng chung của các bậc làm cha làm mẹ đều là: liệu em bé có mắc phải một bệnh hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào không? sẽ phải làm những gì và có thể làm những gì để ngăn chặn điều này?
Những lo ngại trên là hoàn toàn tự nhiên và có cơ sở. Theo báo cáo mới đây của BV Phụ sản T.W cho thấy, tính riêng tại Việt Nam, tỷ lệ thai nhi dị dạng lên tới 2,7% trên tổng số ca sinh hàng năm. Đứng đầu là các dị tật ở hệ thần kinh, đầu, mặt, cổ, tiếp theo là dị tật vùng bụng và dị tật hệ xương - chi.
May mắn rằng nền y học hiện đại cho phép các bà mẹ liên tục cập nhật tình trạng sức khỏe của em bé trong suốt quá trình mang thai thông qua một loạt các xét nghiệm sàng lọc. Các xét nghiệm này hỗ trợ phát hiện các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, giúp can thiệp sớm, chuẩn bị về kiến thức, tâm lí cũng như các điều kiện cần thiết nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Là những bậc cha mẹ tương lai, bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức về vấn đề này nhằm chuẩn bị một tương lai tốt đẹp nhất cho con em mình
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể xác định được những vấn đề khác nhau:
Về cơ bản có 2 loại xét nghiệm trước sinh: Xét nghiệm sàng lọc (screening test) và xét nghiệm chẩn đoán (diagnostic test). Nếu xét nghiệm sàng lọc cho thấy khả năng/nguy cơ/tỉ lệ phần trăm mắc một bệnh thì xét nghiệm chẩn đoán có thể kết luận chính xác với độ tin cậy cao trong trường hợp thai nhi mắc bệnh đó. Thông thường để thu được kết quả chính xác, các xét nghiệm chuẩn đoán nên được tiến hành khi các xét nghiệm sàng lọc chỉ ra rằng đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao.
Các loại dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm trước sinh bao gồm:
Khi người bố hoặc mẹ mang một gen trội bị đột biến, thai nhi có 50% khả năng được di truyền gen này và biểu hiện thành bệnh. Một số bệnh di truyền trội trên NST thường có thể kể tới như sau:
(còn tiếp)